Season 2 của One Punch Man đưa Saitama và những người bạn của anh trở lại đối mặt với các mối hiểm họa mà họ chưa từng thấy từ trước đến nay. One Punch Man khiến cho độc giả phải trầm trồ bởi tính hài hước và cách kể chuyện tập trung vào tuyến nhân vật phụ, kể từ khi nó được lên sóng vào năm 2015. Mặc dù một số chi tiết nhất định trong cốt truyện được chỉnh sửa từ tập này sang tập khác, nhưng đều có điểm chung là Saitama đã dùng nắm đấm của mình hạ hết kẻ địch này tới kẻ địch khác.
Season 2 đã cố gắng làm một điều gì đó mới mẻ, như giới thiệu cốt truyện sẽ diễn ra xuyên suốt cả phần. Một số khán giả đã xem season mới với những kỳ vọng dành cho series. Nhưng cuối cùng One Punch Man season 2 không vượt quá sự mong đợi.
Mở rộng sức mạnh
Series mới đã rất cố gắng để tạo ra ý nghĩa về sức mạnh trong thế giới One Punch Man bằng cách phân biệt rõ ràng anh hùng S-class với các anh hùng còn lại ở season 2. Mặc dù mở rộng thế giới bằng ý tưởng này là điều tốt, nhưng bản chất vô lý của các sức mạnh là một trong những thứ hay nhất của season 1.
Được xem Saitama đánh bại một anh hùng A-class với tư cách là anh hùng C-class rất vui nhộn. Tuy sức mạnh này của anh vẫn còn, nhưng sự thú vị mà Saitama tạo ra đã biến mất ngay khi anh ấy rời C-class, vì câu chuyện bắt đầu xoay quanh anh hùng S-class nhiều hơn.
Cốt truyện của Genos
Genos là một trong những nhân vật anime tuyệt vời nhất từng được tạo ra. Demon Cyborg có tên anh hùng của mình ở season này, mặc dù nghe có vẻ đáng sợ, nhưng tất cả chúng ta đều biết anh là một người rất tốt bụng. Tuy có vẻ ngoài bằng kim loại, Genos là một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất chương trình này.
Khi mối quan hệ giữa Saitama và King ngày càng phát triển, thì Genos đóng vai trò của một anh hùng chiến đấu. Mặc dù không làm người xem thất vọng với các trận chiến của mình, nhưng vẫn còn điều gì đó thiếu sót về Genos. Nó khiến anh có vẻ giống như tất cả các anh hùng khác xung quanh Saitama hơn là nhân vật tìm kiếm sự trả thù kịch tính mà người xem yêu thích trong season 1.
Sự châm biếm
One Punch Man quá tuyệt vời vì hay châm biếm các anime khác. Tính chất kịch tính của câu chuyện, nhân vật, chiến thuật chiến đấu và thiết kế hình ảnh đều được thể hiện để tạo sự hài hước. Mức độ sức mạnh của Saitama là một phần của sự châm biếm.
Trong season 2, Saitama thay đổi chủ nghĩa anh hùng của mình, tạo ra trọng tâm xoay quanh sức mạnh, sự hy sinh và sự kiên trì, đây đều không phải là châm biếm. Người xem yêu thích season đầu tiên vì nó có phần vô nghĩa, nhưng có vẻ như sự châm biếm đôi khi cũng chứa đựng một bài học để rút ra.
Biến đổi nhân vật
Season 2 của One Punch Man giới thiệu Hiệp hội quái vật và các tế bào quái vật. Khi ăn nó, những tế bào này biến bất kỳ người bình thường nào thành một con quái vật mạnh mẽ. Con người càng mạnh thì sức chuyển hóa càng mạnh.
Mặc dù những tế bào này cung cấp một số biến đổi tốt, nhưng không thể so với các biến đổi hoành tráng trong season đầu tiên. Boros từ cuối mùa 1 có hai biến đổi khác nhau trước khi đạt đến hình dạng đỉnh cao cuối cùng. Season 2 tập trung trực tiếp vào võ thuật và làm kịch tính phong cách chiến đấu của các nhân vật nhiều hơn là hình thức biến đổi của họ.
Làm anh hùng cho vui
Season đầu tiên đã thiết lập Saitama như một anh hùng để giải trí. Việc đào tạo đã thúc đẩy anh vượt quá giới hạn của các đối thủ. Điều này cho phép tác giả gợi ý một cách tinh tế tầm quan trọng của Saitama để có được sức mạnh như ngày hôm nay.
Trong season 2, Saitama hiếm khi chiến đấu với những kẻ phản diện để “mua vui” như ở season đầu tiên. Thậm chí, anh dường như đã từ bỏ cuộc sống của mình như một anh hùng chỉ để tìm kiếm đối thủ xứng đáng. Phần lớn season 2 cho thấy Saitama chơi trò chơi điện tử để giải trí, còn công việc anh hùng thì giao cho các nhân vật xung quanh anh làm.