Thương hiệu Warcraft đã gắn liền với tuổi thơ của game thủ những năm cuối thế kỉ 20, trải qua bao nhiêu thăng trầm thì Warcraft vẫn là cái tên cuốn hút cho tới tận bây giờ. Vậy một thập kỉ qua Warcraft đã làm được gi và thất bại gì, hãy cùng Game4V nhìn lại.
Chúng ta đang bước vào những ngày cuối năm 2019, như vậy một thập kỉ (10 năm) sắp trôi qua. Sau 10 năm, công nghệ làm game và điện ảnh đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Dòng thương hiệu Warcraft cũng không ngừng đổi mới để phù hợp với thị trường. Sau đây là tất cả những gì Warcraft đã có trong thập kỉ vừa qua.
1/ WORLD OF WARCRAFT: CATACLYSM (2010)
Blizzard đã mở đầu thập kỉ này bằng một phiên bản mở rộng dành cho World of Warcraft (WoW), theo nhận xét từ game thủ và giới phê bình, đây được xem là một thất bại về mặt cốt truyện. Cataclysm thụt lùi một bước so với bản mở rộng vô cùng thành công trước đó mang tên Lich King, khi quyết định cho game thủ trở về thăm (một lần nữa) thế giới ở Azeroth, nhưng lần này Blizzard đã hủy hoại xứ sở Azeroth một cách không thương tiếc.
Tuy nhiên WoW: Cataclysm cũng đã để lại dấu ấn dành cho dòng game WoW. Nó đã loại bỏ cây Talent rườm rà, đem đến hệ thống nâng cấp kĩ năng đơn giản hơn, nhưng hiệu quả hơn nhiều so với hệ thống cũ. Blizzard mạnh dạn loại bỏ kênh chat thế giới, tạo ra hệ thống tìm kiếm tổ đội riêng nhằm đi Raid hoặc Dungeon chung với nhau, hạn chế vấn đề “phá game”.
Nói về chế độ Raid ở Cataclysm, người chơi cảm thấy chán nản vì một thế giới mở rộng lớn nhưng rất kén việc để làm liên tục, tạo cảm giác tiền bỏ qua không xứng đáng (WoW là một game gia hạn giờ chơi theo tháng/quý/năm). Ngoài việc trùm cuối Deathwing siêu to khổng lồ nhất dòng game ra, không có bất kì ấn tượng nào đọng lại trong người chơi.
Cho tới giờ, cộng đồng hâm mộ WoW vẫn cho rằng WoW: Cataclysm đã “nhém” giết chết dòng game World of Warcraft. Điều đáng buồn là Blizzard mong muốn phiên bản này hợp lý hóa các trải nghiệm người dùng, tuy nhiên họ đã làm sai cách.
2/ WORLD OF WARCRAFT: MISTS OF PANDARIA (2012)
Nếu như câu nói “Đừng đánh giá cuốn sách qua cái bìa của nó” thì đây chính là ví dụ cụ thể cho câu nói đó. Bìa poster của WoW: Mists of Pandaria (từ đây Game4V sẽ viết tắt WoW: MOP) là một chú gấu trúc với màu sắc vô cùng tươi sáng, đi ngược lại với truyền thống WoW từ trước đến giờ.
Nhưng thực tế là, WoW: MOP giới thiệu một trong những khu vực đáng chơi nhất trong lịch sử WoW, tràn ngập màu sắc và phong cảnh nghệ thuật. Ngoài ra nó còn đưa ra một chủng tộc Monk, một chủng tộc cận chiến phức tạp nhất trong game cho tới thời điểm hiện tại.
Nhiều game thủ lâu năm của dòng WoW cho rằng WoW: MOP là phiên bản đạt tới đỉnh cao nhất của thiết kế nhân vật, Blizzard đã chuộc lỗi hoàn toàn cho phiên bản WoW: Cataclysm trước đó.
3/ HEARTHSTONE (2014)
Chu kỳ đi lên của Blizzard đạt tới đỉnh cao khi phát hành HearthStone (HS) năm 2014, ngay trước khi Blizzard và thương hiệu Warcraft trượt dài trong vài năm tới.
HS là một game chiến đấu trong thế giới Warcraft thông qua những thẻ bài, mỗi thẻ bài có một sức mạnh riêng và game thủ có hàng ngàn chiến thuật để lựa chọn. Nắm bắt thế mạnh của từng lá bài sẽ giúp game thủ dễ dàng hạ gục đối thủ.
HearthStone không phải là game tiên phong trong dòng game chiến đấu lá bài, nhưng hiện tại, đang là một tượng đài không thể lung lay của thể loại này, các trò chơi sau này, kể cả dự án game thẻ bài của Riot Games (Liên Minh Huyền Thoại), cũng thừa nhận vay mượn ý tưởng của HearthStone
4/ WORLD OF WARCRAFT: WARLORDS OF DRAENOR (2014)
Khi đạt tới đỉnh cao nhất, họ sẽ phải đi xuống. Thương hiệu Warcraft đi xuống từ phiên bản mở rộng tiếp theo của WoW, mang tên WoW: Warlords of Draenor (WoW: WoD).
Thảm họa là từ mà người hâm mộ WoW phải thốt lên mỗi khi có người nhắc tới bản mở rộng này. Lấy bối cảnh người chơi quay ngược thời gian giúp đỡ tộc Orc vượt qua thảm họa diệt vong. Nhưng điều làm WoW: WoD thảm họa chính là cơ chế nhiệm vụ của nó. Khi đạt tới cấp độ 100, người chơi… không còn gì phải làm hằng ngày nữa. Lượng nội dung được cập nhật cực kì chậm chạp đến tư Blizzard. Khu vực Draenor trở thành khu vực chết chóc nhất dòng game, không phải vì những pha giao tranh, đi Raid tấp nập, mà là vì không còn một ai đặt chân đến nữa, sự nhàm chán được đẩy lên cao độ.
Tuy nhiên về mặt tích cực, cốt truyện của WoW: WoD là tiền đề để tạo ra tiếp theo một bản mở rộng tuyệt hay, nhưng vẫn phải nói lại rằng, WoW: WoD thật sự thảm họa
5/ THE WARCRAFT MOVIE (2016)
Thảm họa tiếp theo của thương hiệu Warcraft chính là bộ phim đầu tiên của Warcraft trên màn ảnh lớn. Một kịch bản nghèo nàn, dàn diễn viên không bộc lộ được nhân vật mà họ đóng trên game, lời thoại vô nghĩa kèm theo nhịp độ nhanh chậm bất thường, đã khiến bộ phim bị nhiều nhà phê bình đánh giá rất thấp.
Ngay sau bộ phim này, phần phim tiếp theo đã bị ngưng sản xuất vô thời hạn vì sự thất bại của The Warcraft Movie. Mặt tích cực duy nhất là phim đã khiến fan hâm mộ Warcraft lần đầu chứng kiến những nhân vật này trên màn ảnh rộng và cách họ tương tác với nhau trong một thế giới thật. Nếu không có thị trường Trung Quốc “cứu vớt”, The Warcraft Movie có lẽ đã lỗ về mặt doanh thu và cả danh tiếng.
6/ WORLD OF WARCRAFT: LEGION (2016)
Một quy luật tự nhiên, Blizzard tiếp tục nuôi hy vọng vực dậy thương hiệu Warcraft bằng một bản mở rộng mới cho WoW, mang tên WoW: Legion.
Và kết quả là, nó đã thành công vượt ngoài mong đợi, là bản mở rộng tốt nhất từ trước tới giờ của WoW từng có (theo giới chuyên gia). Đầu tiên, cốt truyện của Legion cực kì thuyết phục, một thế giới mới được đầu tư thiết kế tỉ mĩ, tạo nên cảm giác hứng khởi mới cho những người chơi đã quá mất niềm tin vào Blizzard.
Tiếp theo, hệ thống Order Halls cho phép game thủ nghiên cứu kĩ về các Tộc Aladin, Mage, Monk, hoặc tộc mới nhất Demon Hunter. Nhưng đặt biệt hơn cả là hệ thống tổ đội Artifact, buộc người chơi phải nghiền ngẫm, chơi đi chơi lại nhiều lần để chinh phục các cột mốc mới, nói đơn giản đó là hệ thống Talent cho vũ khí, một điểm giữ chân người chơi trong suốt 2 năm cho tới phiên bản mở rộng tiếp theo.
Tóm lại, Legion đã chính thức vượt mặt bản mở rộng Lich King để trở thành bản mở rộng tốt nhất dành cho World of Warcraft.
7/ WORLD OF WARCRAFT: BATTLE FOR AZEROTH (2018)
Bản mở rộng tiếp theo của WoW, mang tên WoW: Battle For Azeroth (WoW: BFA) đã đem trò chơi về lại nguồn gốc của dòng thương hiệu Warcraft, đó là cuộc chiến giữa loài người (Human) chống lại sự xâm lược của Tộc Orc.
Nhưng một lần nữa, Blizzard tiếp tục phá hỏng điều tuyệt vời của phiên bản tiền nhiệm, lấy ví dụ một bản mở rộng tệ hại về cốt truyện hay về cơ chế gameplay, game thủ có thể dễ dàng quên nó qua thời gian dài. Tuy nhiên WoW: BFA đã khiến game thủ tức giận khi loại bỏ hàng loại các hệ thống, cơ chế quen thuộc đã tồn tại lâu trong WoW, đặc biệt là hệ thống Artifact vừa mới xuất hiện 2 năm trước. Sự thiếu hụt các “Key System” này đã khiến Blizzard lần nữa khốn đốn với thương hiệu Warcraft
8/ WORLD OF WARCRAFT CLASSIC (2019)
Khi Blizzard đã nhận quá nhiều thất bại, cách để sửa chữa là…làm lại phiên bản đầu tiên. Cứ như cách mà hàng loạt công ty Công Nghệ đang làm lại những thiết bị gọi là “tuổi thơ” với nhiều người dùng, chỉ để hút thêm tiền và gợi lên lại tên tuổi của mình. WoW: Classic ra mắt theo cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Classic là những gì mà game thủ đã từng có, đã từng chơi, đã từng vui trong một thế giới MMORPG tuyệt đỉnh của WoW. Blizzard tạm lấy lại niềm tin người hâm mộ, khi cho họ đắm chìm vào tuổi thơ, của hoài niệm, cho họ thấy điều tốt đẹp nhất trong năm 2019 này.
Như vậy chúng ta đã đi qua 8 sản phẩm lớn nhất của dòng thương hiệu Warcraft trong 10 năm vừa qua. Bước qua thập kỉ mới, chúng ta tiếp tục đón nhận một bản làm lại của Warcraft 3 mang tên WARCRAFT III: REFORGED và bản mở rộng tiếp theo của WoW mang tên WORLD OF WARCRAFT: SHADOWLANDS. Hy vọng trong tương lai, Blizzard hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi tung ra những sản phẩm mới, chu kì lên xuống thất thường của Warcraft đã khiến thương hiệu này đang bị hụt hơi nếu so với những thương hiệu game khác.