Trong những đội hình cơ bản của LMHT, có một số yếu tố không thể thiếu như chống chịu, cân bằng sát thương phép và sát thương vật lý, khả năng mở giao tranh,… Trong đó, có những vị tướng hỗ trợ đặc biệt mạnh mẽ trong khả năng mở giao tranh tổng, làm cho team địch đóng vai con mồi chỉ có thể tháo chạy giữ mạng.
Sau đây là danh sách những vị tướng hỗ trợ đầy quyền năng đó:
Bard
Là một trong những tướng được hưởng lợi nhờ sự thay đổi bản đồ Summoner’s Rift trong mùa giải 2020, tuy nhiên đến giờ Bard vẫn chưa có được vị trí đúng với sức mạnh của mình.
Trong giai đoạn đi đường, Bard là vị tướng… tương đối khó chịu với các chiêu thức đa năng từ làm choáng, làm chậm, hồi máu,… Thậm chí khi bị kẻ địch gank, Bard cũng có thể chạy vào trảng cỏ, cùng xạ thủ rút lui thẳng về trụ mình thông qua Hành Trình Kỳ Diệu (E) một cách an toàn.
Trong các pha giao tranh tổng, Bard gần như một “nhà kiến tạo” với khả năng mở giao tranh cực tốt bằng nhiều cách đa dạng. Bard có thể đưa tướng chống chịu team mình lên giữ chân kẻ địch bằng kỹ năng E, cũng có thể “hóa vàng” kẻ địch bằng chiêu cuối để tấn công chúng ngay khi vừa “tỉnh lại”. Nếu kết hợp với những tướng khống chế mạnh như Galio, Cho’Gath, Jarvan IV,… thì combo đó sẽ còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Bard
Maokai
Tại vị trí hỗ trợ, Maokai có thiên hướng kiểm soát thay vì “lì lợm lấy cứng đối cứng” tại đường trên.
Trong giai đoạn đi đường, vị tướng này sẽ giúp bạn kiểm soát đa số bụi cỏ với Ném Chồi Non (E) của mình. Chỉ cần kẻ địch lộ sơ hở ở gần bụi cỏ, Maokai sẽ chớp lấy thời cơ cùng xạ thủ của mình đổi máu với đối thủ. Vì nhờ khả năng hồi phục từ nội tại Ma Pháp Nhựa Cây cộng với trang bị hỗ trợ, Maokai có thể hồi phục nhanh hơn kẻ địch rất nhiều. Nếu khéo léo né kỹ năng bằng trạng thái không thể chọn làm mục tiêu khi đang dùng W, Maokai sẽ còn tốn ít máu hơn nữa.
Trong những pha giao tranh tổng, Maokai có thể mở giao tranh với một cú chiêu cuối siêu dài siêu rộng, đảm bảo đối thủ chỉ có quay đầu tháo chạy. Còn nếu muốn chơi an toàn, đơn giản là Maokai sẽ bảo kê chủ lực team mình với combo kỹ năng “không trượt được” là W+Q+R.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Maokai
Fiddlesticks
Sau khi làm lại, Fiddlesticks vẫn không trở nên phổ biến ở vị trí đi rừng cho lắm, nhưng nếu đem nó xuống vị trí hỗ trợ thì lại có rất nhiều điều để tận dụng.
Khi đi đường, Fiddlesticks có thể nấp trong các bụi cỏ và rình rập chờ thời cơ tung kỹ năng cấu máu của mình rồi … chạy. Vì combo Q+E của Fiddlesticks là combo hoảng sợ + câm lặng nên đối thủ thường rất khó để trả ngược sát thương. Ngoài ra, khi nấp trong bụi Fiddlesticks cũng có ưu thế sử dụng nội tại Bù Nhìn Vô Hại để đỡ một số kỹ năng cho mình. Tới khi đạt cấp độ 6, việc kết hợp với xạ thủ dồn sát thương hạ gục đối thủ đẩy lính lên cao là điều rất dễ dàng với chiêu cuối Bão Quạ. Ngược lại, nếu kẻ địch giữ lính thấp, Fiddlesticks có thể đi roam hoặc ăn rồng cùng người đi rừng.
Trong những pha giao tranh tổng, chỉ 1 mình Fiddlesticks cũng có thể gây hỗn loạn với 1 combo full kỹ năng của mình, đủ sức giữ chân ít nhất 1 chủ lực team địch cho đồng đội hạ gục. Còn nếu đối thủ định dồn sát thương hạ gục Fiddlesticks luôn, chỉ 1 cú click Đồng Hồ Cát cũng đủ đẩy team địch rơi ngược lại vào thế bị động, giao tranh bất lợi trong chiêu cuối của Fiddlesticks.
Bảng ngọc bổ trợ và trang bị khuyên dùng cho Fiddlesticks
Ngoài những tướng kể trên, có nhiều tướng cũng mở giao tranh khá ổn như Leona, Blitzcrank, Thresh,… nhưng về cơ bản chúng chỉ khống chế được 1-2 tướng là nhiều. Còn những cái tên trong danh sách kể trên, một khi đã mở giao tranh thì cả team địch đều có khả bị khống chế, quyết định thắng thua ngay ở kỹ năng đầu tiên.
Nguồn: Gamek.vn