Dân “ghiền game PC” đã có thể nhận ra điều này từ khá lâu rồi, ví dụ như các fan của Dead or Alive, Resident Evil, Metal Gear Solid V: The Phantom Pain luôn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình thể của nhân vật nữ một cách trọn vẹn nhất khi vòng 1 của họ chuyển động, lắc lư cực kỳ tự nhiên. Đó cũng chính là “tác dụng” của công nghệ Breast Physics.
Lịch sử
Ở thuở hồng hoang của làng game thì đến cả nhân vật nữ còn hiếm chứ nói gì đến chuyện 3 vòng nóng bỏng và biết chuyển động như bây giờ. Kẻ tiên phong định hình ra công nghệ này chính là Fatal Furry 2 (1992) với sự ra mắt “sốc tận óc” của chiến binh Mai Shiranui, đó cũng là khi người chơi lần đầu được chiêm ngưỡng một bộ ngực biết “lắc lư” đầy sức sống như vậy.
“Bà tổ” của bộ ngực biết “nhún nhảy”: Mai Shiranui
Sau đó hàng loạt các tựa game đối kháng khác cũng áp dụng luôn công nghệ tiên tiến này như Street Fighter V, seri Dead or Alive 1996. Điều này được lý giải vì game đối kháng có ít nhân vật hơn, nhờ đó mà đội ngũ thiết kế nhiều thời gian cũng như khả năng để chăm chút vào các khía cạnh động tác và chuyển động một cách chi tiết hơn. Đáng tiếc là ngực của Chun-Li khi đó đã bị làm hơi “lố”, phình to như hai quả bóng nước và Capcom đã phải đổ tội cho một lỗi game và xóa nó bằng một bản vá ngay sau đó.
Công nghệ
Breast Physics là một ứng dụng của Soft-body dynamics – lĩnh vực đồ họa máy tính tập trung vào mô phỏng vật lý của chuyển động và tính chất của các vật thể biến dạng. Đầu tiên, các nhà làm game phải tạo nên “khung xương” cho các bộ ngực.
Trong đồ họa 3D, mỗi mô hình nhân vật đều được tạo thành từ một bộ khung với các xương và khớp nối, và các xương khớp này được lập trình để có thể xoay chuyển theo ý muốn của nhà phát triển. Chúng không nhất thiết phải tuân theo hình dạng xương thực tế, chẳng hạn đôi cánh, chiếc áo choàng hay sợi tóc bay phơ phất đều có thể có “xương” riêng của mình. Bao quanh bộ xương là mô hình nhân vật được tạo thành từ hàng trăm ngàn đến hàng triệu đa giác, và các vân bề mặt (texture) được phủ lên những đa giác này tạo thành lớp da. Với các nhân vật nữ, nhà phát triển sẽ tạo ra thêm hai hoặc nhiều cái “xương” đóng vai trò điều khiển chuyển động của bộ ngực của họ và gắn vào đó “lò xo” để khi xương chuyển động, bộ ngực cũng sẽ chuyển động theo, thậm chí là nảy lên nảy xuống
Nếu như Breast Physics là đặc sản của dòng game PC thì đối với game mobile được phát hành tại thị trường Việt Nam, chỉ một vài sản phẩm bom tấn mới được áp dụng công nghệ này. Lý do là vì phương thức này rất mất thời gian, công sức cũng như dùng nhiều tài nguyên của máy hơn, Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile là một ngoại lệ do tựa game này được phát triển dựa trên công nghệ đồ họa độc quyền của YCGame – công nghệ Nano Unity 3D.
Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile là một trong số rất hiếm những tựa game mobile tại Việt Nam áp dụng công nghệ này một cách đầy đủ và hoàn thiện
Đây là công nghệ mà YCGame tự phát triển độc quyền cho việc sản xuất game của mình từ 10 năm trước, ưu việt hơn, tối ưu tài nguyên và tận dụng bộ nhớ giúp cho game của YCGame nói chung và Thục Sơn Kỳ Hiệp Mobile nói riêng luôn có dung lượng nhỏ nhất, đồ họa chuẩn cao nhất và tương thích trên các máy có cấu hình thấp, kể cả khi áp dụng Breast Physics.
Sự phóng đại thiếu tự nhiên
Dù là một bước tiến lớn của công nghệ làm game nhưng vẫn có khá nhiều các trò chơi có các chuyển động ngực không tự nhiên hoặc bị phóng đại. Điều này có thể xuất phát từ những hạn chế của hệ thống “lò xo” khi nó phù hợp với hoạt ảnh cơ thể cứng nhắc hơn là các vật thể… mềm như ngực, hoặc là do “chủ ý” của NSX.
Những pha chuyển động ngực phi logic trong game
Hiệu ứng từ Breast Physics có thể được tăng lên khiến ngực của nhân vật nữ chuyển động kể cả khi đứng yên, đồng nghĩa với việc nó sẽ “nảy tưng tưng” khi nàng ta thực sự di chuyển. Vấn đề là các nam game thủ lại… thích điều đó và kết quả là có những tựa game vì chiều lòng người chơi mà tạo nên những pha “lắc rầm rầm” trên màn hình, đến nỗi còn bị cấm lên Store.
Nguồn: Gamek.vn